Bản tin Tây Ninh

Hội chứng Tic tạm thời là gì?

Hội chứng Tic được chia thành 2 loại chính, đó là tạm thời và kéo dài. Vậy hội chứng Tic tạm thời là gì?

Định nghĩa hội chứng Tic tạm thời

Hội chứng Tic hay còn gọi là bệnh Tic, tật máy giật, là một dạng rối loạn về vận động hoặc âm thanh xảy ra không có chủ đích, được lặp lại nhiều lần, diễn ra nhanh và bất ngờ.

Hội chứng Tic tạm thời là gì? 1

Rối loạn Tic thường xuất hiện ở trẻ em và vị thành niên, trong đó bé nam thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bé nữ. Bệnh thường sẽ tự khỏi hoặc chữa khỏi sớm trong vòng vài tháng đến vài năm. Nhưng cũng có một số trường hợp không phát hiện được bệnh, không chữa trị dẫn đến mãn tính, kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Khi bệnh Tic tự khỏi hoặc được chữa khỏi trong vòng 1 năm đến vài năm thì được gọi là bệnh Tic tạm thời. Còn trường hợp bệnh Tic kéo dài đến tuổi trưởng thành thì được gọi là bệnh Tic mãn tính hay còn gọi là hội chứng Tic ở người lớn.

Vậy định nghĩa hội chứng Tic tạm thời được hiểu là: Rối loạn vận động và chức năng ở trẻ em dưới 18 tuổi, sau đó tự khỏi hoặc được chữa trị khỏi từ vài tháng đến vài năm.

Làm gì khi bị hội chứng Tic tạm thời?

Để hội chứng Tic tạm thời không có cơ hội trở thành hội chứng Tic mãn tính thì ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ nghi ngờ là bị bệnh Tic, bố mẹ cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Mặc dù có nhiều trường hợp bệnh Tic sẽ tự khỏi trong một năm nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh Tic kéo dài đến vài năm. Nếu không được điều trị kịp thời để bệnh kéo dài thì rất có thể bệnh sẽ tái phát vào tuổi trưởng thành. Khi đó việc chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Hội chứng Tic tạm thời là gì? 2

Rối loạn Tic có nguy hiểm không? Rối loạn Tic không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến học tập, vui chơi và chất lượng cuộc sống. Vì vậy bố mẹ cần phát hiện những thói quen bất thường của trẻ để nhanh chóng đưa đến các bệnh viện lớn và thăm khám bệnh.

Tại bệnh viện, dựa vào mức độ và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp như:

  • Liệu pháp nhận thức và hành vi: sử dụng kỹ thuật thở và thư giãn;
  • Sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ: thuốc giảm đau, thuốc chống loạn thần, thuốc Clonidine, thuốc Clonazepam...
  • Thực hiện các phương pháp điều trị hỗ trợ như tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí...

Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần có kiến thức về bệnh Tic và các triệu chứng của bệnh Tic để có thể nhận biết, phân biệt chúng với những thói quen thông thường khác. Nhiều bố mẹ khi thấy những thói quen bất thường của trẻ thì nghĩ rằng trẻ hư đốn, tăng động… mà không biết đó là triệu chứng của một căn bệnh phổ biến. Bất cứ những dấu hiệu bất thường nào cũng không thể xem thường, phải được thăm khám để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hội chứng bệnh Tic là tạm thời hay mãn tính tất cả phụ thuộc vào bố mẹ, có nhận biết được bệnh và điều trị kịp thời cho trẻ hay không.

Xem thêm: